Dịch vụ
TƯ VẤN ĐÁNH GIÁ NHÀ MÁY THEO TIÊU CHUẨN KHÁCH HÀNGTÍNH TOÁN VÀ THIẾT LẬP BÁO CÁO KIỂM KÊ KHÍ NHÀ KÍNHTƯ VẤN ZHDC MRSL Level 3TƯ VẤN ISO 5001TƯ VẤN TIÊU CHUẨN: HIGGTƯ VẤN TIÊU CHUẨN: ISO 14064-1/ISO 14064-2/ISO 14067TƯ VẤN BSCITƯ VẤN SMETATƯ VẤN ISO 45001:2018TƯ VẤN SA 8000TƯ VẤN ICTITƯ VẤN WRAPTƯ VẤN ISO 9001:2015TƯ VẤN GMPTƯ VẤN ISO 14001TƯ VẤN ISO 22000TƯ VẤN IFSTƯ VẤN HACCPTƯ VẤN BRCTƯ VẤN FSSC 2200TƯ VẤN FSC/CoC/CWTƯ VẤN PEFC/CoCTƯ VẤN GRSTƯ VẤN RCS5STƯ VẤN CHỐNG KHỦNG BỐ C-TPATTƯ VẤN ISO/TS 16949TƯ VẤN GLOBAL G.A.P.TƯ VẤN TQMTƯ VẤN FSC/FM (forest management) TƯ VẤN ISO : 20252Các Lớp Đào TạoTƯ VẤN ĐÁNH GIÁ KHÁCH HÀNGTƯ VẤN THEO YÊU CẦU ĐÁNH GIÁ CỦA KHÁCH HÀNG
Hỗ trợ

Hotline: 0908631836

 

Zalo

 

Giới thiệu HACCP

HACCP/ISO 22000:2005

 

HACCP/ISO 22000:2005
Chia làm 3 mục chính:
GIỚI THIỆU HACCP/ISO 22000.
CÁC BƯỚC XÂY DỰNG HỆ THỐNG HACCP/ISO 22000.
XÂY DỰNG NHÀ XƯỜNG THEO HACCP/ISO 22000
 
GIỚI THIỆU HACCP/ISO 22000.
ISO 22000:2005- HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM
 
Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000:2005 và Hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm HACCP là hai hệ thống có ý nghĩa hết sức thiết thực đối với các tổ chức Doanh Nghiệp (DN) chế biến thực phẩm. Trên thực tế, hai hệ thống này có những điểm tương đồng là đều hướng về mục tiêu giúp các DN chế biến, sản xuất thực phẩm kiểm soát các mối nguy từ khâu nuôi trồng, đánh bắt cho tới khi thực phẩm được sử dụng bởi người tiêu dùng, nhằm đảm bảo an toàn về thực phẩm. ISO 22000 và HACCP đều quy định DN muốn áp dụng phải thực hiện 7 nguyên tắc do Ủy ban Codex đưa ra nhằm xác định việc kiểm soát các mối nguy đối với thực phẩm.
Ngoài ra, khi áp dụng  ISO 22000 hay HACCP, các DN đều phải đảm bảo thực hiện các Chương trình tiên quyết (GMP, SSOP…) nhằm hạn chế các mối nguy đối với thực phẩm. Chương trình này bao gồm các yêu cầu về thiết kế nhà xưởng, thiết bị; hành vi vệ sinh, vệ sinh cá nhân; vệ sinh nhà xưởng, khử trùng; kiểm soát côn trùng; kho tàng v.v…Khi áp dụng ISO 22000 hay HACCP, các DN đều phải xây dựng một hệ thống kiểm soát bao gồm: các quá trình, thủ tục kiểm soát, hệ thống văn bản hỗ trợ v.v…
Điểm khác biệt lớn nhất là ISO 22000 quy định thêm các yêu cầu về hệ thống quản lý với cấu trúc và nội dung cụ thể tương tự ISO 9001:2008. Tuy nhiên ISO 22000 không phải chỉ tích hợp ISO 9001:2000 và HACCP.
ISO 22000 và HACCP được áp dụng đối với tất cả các DN nằm trong chuỗi cung cấp thực phẩm, bao gồm các cơ sở nuôi trồng, đánh bắt thực phẩm; DN chế biến về thực phẩm và các DN dịch vụ về thực phẩm (vận tải, phân phối hoặc thương mại).
Tiêu chuẩn ISO 22000 đã bao gồm các yêu cầu của HACCP, ngoài ra ISO 22000 còn bao gồm các yêu cầu về một Hệ thống quản lý, vì vậy việc lựa chọn ISO 22000 có thể sẽ giúp DN kiểm soát một cách toàn diện các khía cạnh và quá trình liên n an toàn vệ sinh thức phẩm.
Khi muốn chuyển đổi từ HACCP sang ISO 22000 DN cần thực hiện các công việc: Tổ chức đào tạo để các cán bộ có liên quan hiểu rõ các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000:2005; Xác định các quá trình có liên quan tới Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (dựa trên hoạt động thực tế của doanh nghiệp cộng với các yêu cầu của ISO 22000); Thiết lập bổ sung và/hoặc cải tiến các quá trình hiện tại theo các yêu cầu của ISO 22000; Xây dựng một hệ thống văn bản, bao gồm: chính sách an toàn thực phẩm, các quy trình, hướng dẫn, quy định, biểu mẫu, … theo các quy định của tiêu chuẩn và yêu cầu của kiểm soát an toàn thực phẩm; Triển khai thực hiện theo các quy định của hệ thống và tiến hành kiểm tra, giám sát; Đào tạo và tổ chức đánh giá nội bộ hệ thống (tương tự ISO 9001:2008); Thường xuyên cải tiến để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống.
Một DN đã áp dụng HACCP và ISO 9001:2000 thì việc chuyển đổi sang ISO 22000 là khá thuận lợi vì đã có kinh nghiệm về hệ thống quản lý và kiểm soát mối nguy.  
Đối với những DN chưa có HACCP mà bắt tay vào xây dựng ISO 22000:2005 ngay từ đầu sẽ gặp phải những khó khăn như khó khăn về đáp ứng yêu cầu của các chương trình tiên quyết (PRPs) và thực hiện các nguyên tắc của HACCP, ví dụ như: Nhà xưởng, máy móc thiết bị … có thể chưa đáp ứng được các quy phạm về thực hành sản xuất tốt (GMP) và thực hành vệ sinh tốt (SSOP) … vì vậy sẽ cần phải có sự thay đổi hoặc đầu tư đáng kể.   Khó khăn trong việc xác định chính xác các điểm kiểm soát tới hạn (CCP); Khó khăn trong việc thiết lập một hệ thống giám sát và kiểm soát CCP; Khó khăn trong việc kiểm soát mối nguy ngay từ quá trình nuôi trồng, đánh bắt, sơ chế v.v… của các đơn vị cung ứng nguyên liệu.
Hệ thống ISO 22000:2005 có thể áp dụng độc lập hoặc tích hợp với các hệ thống khác như: ISO 9000, ISO 14000, hệ thống Quản lý Phòng thí nghiệm (ISO/IEC 17025). Tích hợp hệ thống sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế việc phải thiết lập thêm một số quá trình kiểm soát, hướng dẫn, biểu mẫu… riêng cho từng hệ thống mà các các quá trình, tài liệu này đều có mục đích kiểm soát và quy định tương tự như nhau, ví dụ: kiểm soát tài liệu, kiểm soát hồ sơ, nhân sự v.v…
 
CÁC BƯỚC XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI ISO 22000:2005 TẠI CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT THỰC PHẨM
 
 
Để triển khai hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo ISO 22000:2005 tại các cơ sở sản xuất thực phẩm có thể tiến hành theo các bước sau:
 
Bước 1: Tìm hiểu tiêu chuẩn và xác định phạm vi áp dụng: Lãnh đạo cần thấu hiểu ý nghĩa của ISO 22000:2005 đối với phát triển tổ chức, định hướng các hoạt động, xác định mục tiêu và các điều kiện áp dụng cụ thể.
Bước 2: Lập đội quản lý an toàn thực phẩm: Áp dụng ISO 22000:2005 cần thành lập một đội quản lý an toàn thực phẩm. Đội này bao gồm đội trưởngvà đại diện của các bộ phận trong phạm vi áp dụng ISO 22000:2005. Đội trưởng an toàn thực phẩm thay mặt lãnh đạo cơ sở sản xuất chỉ đạo áp dụng hệ thống theo ISO 22000:2005 và chịu trách nhiệm về lĩnh vực này.
Bước 3: Ðánh giá thực trạng của cơ sở sản xuất thực phẩm so với các yêu cầu của tiêu chuẩn: Cần rà soát các hoạt động, xem xét yêu cầu và mức độ đáp ứng hiện tại của cơ sở sản xuất thực phẩm. Đánh giá này làm nền tảng để hoạch định những nguồn lực cần thay đổi hay bổ sung. Qua đó, cơ sở sản xuất thực phẩm xây dựng các chương trình, dự án chi tiết nhằm đảm bảo kiểm soát các mối nguy hướng đến an toàn thực phẩm vào mọi thời điểm khi tiêu dùng.
Bước 4: Huấn luyện đào tạo với nhiều chương trình thích hợp với từng cấp quản trị cũng như nhân viên. Nội dung đào tạo chính bao gồm ISO 22000:2005, ISO 9000:2005, HACCP, GMP và/hoặc GAP và/hoặc GVP và/hoặc GHP và/hoặc GPP và/hoặc GDP và/hoặc GTP, ISO/TS 22004. Chương trình huấn luyện đào tạo có thể thực hiện gắn liền với các hệ thống khác (như ISO 9001:2000 và/hoặc ISO 14001:2004 và/hoặc SA 8000:2001 và/hoặc OHSAS 18001:1999) dưới hình thức tích hợp các hệ thống quản lý trong một cơ sở sản xuất thực phẩm.
Bước 5: Thiết lập hệ thống tài liệu theo ISO 22000:2005: Hệ thống tài liệu được xây dựng và hoàn chỉnh để đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn và các yêu cầu điều hành của cơ sở sản xuất thực phẩm bao gồm:
 • Chính sách an toàn thực phẩm.
 • Các mục tiêu về an toàn thực phẩm.
 • Các quy trình- thủ tục theo yêu cầu của tiêu chuẩn.
 • Các hồ sơ theo yêu cầu của tiêu chuẩn.
 • Các tài liệu cần thiết để tổ chức thiết lập, triển khai và cập nhật có hiệu lực một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
Bước 6: Triển khai hệ thống quản lý an toàn thực phẩm :
Bước 7: Kiểm tra xác nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và chuẩn bị cho đánh giá chứng nhận bao gồm:
Bước 8: Đánh giá chứng nhận do tổ chức độc lập, khách quan tiến hành nhằm khẳng định tính phù hợp của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm với các yêu cầu tiêu chuẩn ISO 22000:2005 và cấp giấy chứng nhận.
Bước 9: Duy trì hệ thống quản lý an toàn thực phẩm sau khi chứng nhận: Cơ sở sản xuất thực phẩm cần tiếp tục duy trì hệ thống quản lý an toàn thực phẩm nhằm đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn và không ngừng cải tiến hướng đến thỏa mãn công khai yêu cầu của khách hàng và các bên quan tâm.
 

Để áp dụng thành công hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo ISO 22000:2005 cần các điều kiện như sau:
 • Cam kết của lãnh đạo đối với thực hiện chính sách an toàn thực phẩm và kiên trì theo đuổi đến cùng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm là điều kiện quan trọng nhất đối với sự thành công của ISO 22000:2005.
 • Sự tham gia của nhân viên: Sự tham gia tích cực và hiểu biết của mọi thành viên trong cơ sở sản xuất thực phẩm đảm bảo hệ thống quản lý an toàn thực phẩm vận hành, duy trì và cải tiến có hiệu lực và hiệu quả.
 • Cơ sở hạ tầng: Cơ sở sản xuất thực phẩm có công nghệ phù hợp với các yêu cầu của dây chuyền thực phẩm cũng như các PRPs áp dụng trong ISO 22000:2005 sẽ được nhanh chóng và thuận tiện hơn.
 • Chú trọng cải tiến liên tục: Các hành động cải tiến từng bước hay đổi mới đều mang lại lợi ích nếu được thực hiện thường xuyên đối với hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất thuộc lĩnh vực này.

Lượt truy cập: 854,954
Đang online: 11
Design by Thiet ke web Minh Tuan

Bản quyền thuộc về CÔNG TY TNHH FAR EAST VIỆT NAM