Dịch vụ
TƯ VẤN ĐÁNH GIÁ NHÀ MÁY THEO TIÊU CHUẨN KHÁCH HÀNGTÍNH TOÁN VÀ THIẾT LẬP BÁO CÁO KIỂM KÊ KHÍ NHÀ KÍNHTƯ VẤN ZHDC MRSL Level 3TƯ VẤN ISO 5001TƯ VẤN TIÊU CHUẨN: HIGGTƯ VẤN TIÊU CHUẨN: ISO 14064-1/ISO 14064-2/ISO 14067TƯ VẤN BSCITƯ VẤN SMETATƯ VẤN ISO 45001:2018TƯ VẤN SA 8000TƯ VẤN ICTITƯ VẤN WRAPTƯ VẤN ISO 9001:2015TƯ VẤN GMPTƯ VẤN ISO 14001TƯ VẤN ISO 22000TƯ VẤN IFSTƯ VẤN HACCPTƯ VẤN BRCTƯ VẤN FSSC 2200TƯ VẤN FSC/CoC/CWTƯ VẤN PEFC/CoCTƯ VẤN GRSTƯ VẤN RCS5STƯ VẤN CHỐNG KHỦNG BỐ C-TPATTƯ VẤN ISO/TS 16949TƯ VẤN GLOBAL G.A.P.TƯ VẤN TQMTƯ VẤN FSC/FM (forest management) TƯ VẤN ISO : 20252Các Lớp Đào TạoTƯ VẤN ĐÁNH GIÁ KHÁCH HÀNGTƯ VẤN THEO YÊU CẦU ĐÁNH GIÁ CỦA KHÁCH HÀNG
Hỗ trợ

Hotline: 0908631836

 

Zalo

 

CHI TIẾT VỀ TRÌNH TỰ XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN GLOBAL G.A.P.

BƯỚC 1 : CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ VẬT CHẤT

               1.       Vị trí trại sản xuất
- Các trại nuôi giống phải ở gần nguồn nước (gần sông) và có vị trí giao thông thuận lợi.
- Kết cấu đất vững chắc, ngăn chặn sự rò rỉ, không bị sạt lở.
- Đất không bị nhiễm phèn nặng.

2. Cơ sở hạ tầng
- Cơ sở xây dựng nên có diện tích tối thiểu là 1 ha, trong đó diện tích ương và khu vực xử lý nước cấp - thoát tối thiểu chiếm 60%.
- Các khu vực tại trại giống: Ao ương, nuôi, khu vực xử lý nước cấp - nước thải, nhà kho, nhà vệ sinh, nhà nghỉ phải được bố trí thuận tiện cho quá trình sản xuất và đảm bảo an toàn dịch bệnh.

3. Cơ sở vật chất
Chuẩn bị dụng cụ cần thiết cho hoạt động nuôi trồng thủy sản: Kính hiển vi, bộ test kiểm tra yếu tố môi trường,…

4. Nhân sự
- Cán bộ kỹ thuật của trại giống phải có giấy chứng nhận đã qua đào tạo hoặc bằng cấp chuyên môn về sản xuất giống hay kỹ thuật nuôi thủy sản.
- Công nhân kỹ thuật cũng phải được tập huấn kỹ thuật.

5. Vệ sinh
Khu vực trại giống luôn đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, không nuôi gia súc, gia cầm, phòng trừ được
dịch hại.
 
BƯỚC 2 : XÂY DỰNG TÀI LIỆU, HỒ SƠ  “ Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Global G.A.P. ”

               Tài liệu gồm các quy trình:

               1. Xây dựng kế hoạch HACCP

2. Xây dựng sổ tay chất lượng
Nhằm xác định và mô tả hệ thống quản lý chất lượng của cơ sở được tổ chức sản xuất theo tiêu chuẩn GLOBAL G
.A.P nhằm tạo ra sản phẩm vệ sinh, an toàn, chất lượng luôn luôn đạt và vượt qua yêu cầu của khách hàng. Thông qua đó, sẽ xây dựng một thương hiệu thủy sản được Quốc tế công nhận và người tiêu dùng ưa chuộng. Từ đó, sản phẩm thủy sản sẽ tăng sức cạnh tranh và thực sự hội nhập kinh tế thế giới.
Bên cạnh đó, sổ tay chất lượng còn thể hiện trách nhiệm, quyền hạn và mối quan hệ của các bộ phận, nhận diện các quá trình và phương pháp thực hiện nhằm đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn GLOBAL G
.A.P, cách thức đáp ứng các yêu cầu của khách hàng cũng như đáp ứng các yêu cầu của luật định.

3. Xây dựng quy trình kiểm soát tài liệu
Mục đích để thực hiện và kiểm soát các loại tài liệu có liên quan ảnh hưởng đến chất lượng, nhằm đảm bảo cung cấp các tài liệu thích hợp, cần thiết, rõ ràng, dễ hiểu đến đúng người sử dụng.

4. Xây dựng quy trình kiểm soát hồ sơ
Mục đích để đưa ra cách thực hiện việc kiểm soát, nhận biết, bảo vệ, bảo quản, sử dụng, xác định thời gian lưu giữ và hủy bỏ các hồ sơ chất lượng.

5. Xây dựng quy trình khắc phục phòng ngừa
Mục đích để khắc phục và phòng ngừa loại bỏ các nguyên nhân không phù hợp để ngăn ngừa sự tái diễn, đảm bảo sự khắc phục và phòng ngừa có hiệu quả nhằm cung cấp việc cải tiến tiến hệ thống chất lượng.

6. Xây dựng quy trình truy tìm nguồn gốc sản phẩm
Nhằm đảm bảo tất cả các sản phẩm được truy tìm chính xác, rõ ràng, mọi lúc, mọi nơi để xử lý kịp thời khi cần thiết.

7. Xây dựng quy trình đánh giá chất lượng nội bộ
Để cải tiến và đảm bảo hoạt động quản lý chất lượng của các cơ sở sản xuất được liên tục và phù hợp với kế hoạch đặt ra.

8. Xây dựng quy trình đào tạo
Nhằm nâng cao trình độ kỹ thuật, hoàn thiện kỹ năng của từng thành viên, nhằm đáp ứng các đòi hỏi, yêu cầu quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Global GAP.

9. Xây dựng quy trình vệ sinh chuẩn
Nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh và chất lượng cho hệ thống sản xuất.
- An toàn về nguồn nước
- An toàn và sức khỏe nghề nghiệp.
- Kiểm soát dịch bệnh và động vật gây hại.
- Vệ sinh khu vực sản xuất và trang thiết bị dụng cụ
- Biểu mẫu xử lý hóa chất rò rỉ

10. Xây dựng quy trình sản xuất
Nhằm đảm bảo quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm đạt chất lượng và uy tín. Quy trình này mô tả toàn bộ công đoạn quy trình .

11. Xây dựng quy trình hiệu chuẩn
Mục đích nhằm điều chỉnh trang thiết bị đo lường đạt chỉ số theo đúng chuẩn mực quy định.

               12. Xây dựng quy trình quy định mua hàng hoá
Để đảm bảo chất lượng hàng hoá mua vào đúng theo yêu cầu sử dụng trong hoạt động sản xuất giống cá tra.

13. Xây dựng quy trình xem xét hệ thống
Nhằm xem xét hệ thống quản lý chất lượng, khi có những thay đổi lớn ảnh hưởng đến an toàn và chất lượng thực phẩm để bảo đảm nó luôn phù hợp, thỏa đáng và có hiệu lực.

14. Xây dựng quy trình khiếu nại khách hàng
Nhằm mục đích xem xét và khắc phục những nguyên nhân trực tiếp gây nên sự không phù hợp cho sản phẩm, có thể ngăn ngừa tái xảy ra trong quá trình sản xuất.

15. Xây dựng quy trình đánh giá môi trường, rủi ro
Nhằm ngăn ngừa ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, an toàn cho sản phẩm và cho sản xuất:
An toàn lao động: Mất điện, điện giật, bão lũ, cháy nổ,…
An toàn cho sản phẩm: Cá thất thoát, thức ăn ẩm mốc, kháng sinh cấm từ nguồn nước bên ngoài vào.

16. Xây dựng thủ tục quản lý an ninh
Nhằm tổ chức quản lý an ninh và phòng ngừa các sự cố nhằm bảo vệ an toàn tính mạng con người, người ra vào trại, tài sản, hệ thống tài liệu, thư tín, cá nuôi của trại.

17. Sổ nhật ký theo dõi quá trình sản xuất
Nhằm hệ thống tất cả các biểu mẫu ghi chép, sổ nhật ký này bao gồm tất cả các thông số kỹ thuật cần theo dõi trong suốt quá trình sản xuất.

18. Sổ tổng hợp các biểu mẫu mua hàng hóa và
SOP
Nhằm hệ thống tất cả các hồ sơ liên quan đến an toàn vệ sinh và nguyên vật liệu mua vào.

    BƯỚC 3: VẬN HÀNH TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT

1. Tuân thủ áp dụng theo các yêu cầu của tiêu chuẩn Global GAP và kế hoạch HACCP để kiểm soát quá trình sản xuất

Kiểm soát đầu vào
- Nguồn nước sử dụng: Nguồn nước trước khi cấp vào ao nuôi có qua ao lắng và được xử lý nhằm hạn chế mầm bệnh.
- Cá bột, hoặc cá giống: Được mua từ cơ sở có uy tín, đạt tiêu chuẩn chất lượng và có qua kiểm dịch của cơ quan có thẩm quyền giúp chọn được con giống chất lượng. Đồng thời có thể truy xuất được nguồn gốc dễ dàng.
- Thuốc, hoá chất, thức ăn được mua từ các nhà cung cấp có công bố chất lượng, có theo dõi quá trình nhập xuất, hạn sử dụng, bao bì, có nhà kho chứa an toàn, có bảng hướng dẫn sử dụng thuốc, hóa chất; có biện pháp xử lý khi hóa chất bị rò rỉ hay rơi vào mắt,...

Kiểm soát an toàn lao động
- Cơ sở cần trang bị bình phòng cháy chữa cháy.
- Đối với người lao động cơ sở cần áp dụng các chính sách về an toàn sức khỏe cho người lao động: Có hợp đồng lao động và bảo hiểm cho họ, có trang bị đồ bảo hộ lao động, khám sức khỏe định kỳ, có chỗ ăn, chỗ ở hợp vệ sinh,...Ngoài ra, cơ sở có trang bị tủ thuốc y tế, danh bạ điện thoại các nơi cấp cứu gần nhất khi xảy ra sự cố.

Kiểm soát trong quá trình sản xuất
- Định kỳ vệ sinh khu vực sản xuất và trang thiết bị sử dụng để diệt mầm bệnh.
- Kiểm soát động vật gây hại
- Định kỳ kiểm tra các yếu tố môi trường trong ao ương và kiểm tra ký sinh trùng trên cá.
- Định kỳ theo dõi tốc độ tăng trưởng của cá để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp nhằm hạn chế dư thừa thức ăn gây ô nhiễm môi trường.
- Quản lý được chất thải: Rác thải, bùn đáy ao, bao thuốc, bao thức ăn, cá chết cần có biện pháp phân loại rác thải và xử lý phù hợp…..

Kiểm soát đầu ra: sản phẩm là cá bột, cá giống, cá thịt
- Cá bột: Kiểm dịch trước khi xuất bán.
- Cá giống, cá thịt: Trước khi xuất bán phải kiểm tra tình trạng sức khỏe và dư lượng kháng sinh của cá.

2. Tiến hành ghi chép đầy đủ các hồ sơ: Sổ nhật ký theo dõi quá trình sản xuất, hồ sơ vệ sinh SSOP, hồ sơ theo dõi nhập xuất hàng hóa,…
 
   BƯỚC 4: ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ
                Đánh giá nội bộ là đánh giá chéo giữa các cơ sở sản xuất. Gồm các bước:
- Lập danh sách các cơ sở đánh giá.
- Gởi thông báo, lịch đánh giá nội bộ (nội dung, thành phần, thời gian…).
- Làm việc với chủ cơ sở sản xuất.
- Kiểm tra hồ sơ ghi chép.
- Kiểm tra cơ sở sản xuất.
- Báo cáo kết quả đánh giá với Trưởng ban Global GAP (nhận xét, đề nghị).
- Trưởng ban quyết định có kế hoạch điều chỉnh lại kế hoạch cho phù hợp (khi phát hiện chưa phù hợp).
 
   BƯỚC 5: ĐÁNH GIÁ CHÍNH THỨC
           
            - Do các tổ chức cử chuyên gia cho GLOBAL G.A.P .thực hiện.
Trở lại  
Lượt truy cập: 855,012
Đang online: 9
Design by Thiet ke web Minh Tuan

Bản quyền thuộc về CÔNG TY TNHH FAR EAST VIỆT NAM